Chờ trong giây lát...
Hệ sinh thái Cấy Nền

Hệ sinh thái Cấy Nền:
Dựa trên 4 giá trị cốt lõi: Bình Đẳng – Hồn Nhiên – Thẳng Thắn – Tích Cực, Cấy Nền được khởi xướng bởi Giáo sư Phan Văn Trường từ tháng 05.2019, là một hệ sinh thái kết nối và tương hỗ lẫn nhau trên các khía cạnh: Nông nghiệp, Du lịch, Giáo dục, Y tế, Pháp lý, Tài chính, Farmstay, Truyền thông, Coaching, Nghệ thuật,...
Điện thoại:
093 642 60 93

Văn hóa doanh nghiệp là khâu quan trọng nhất trong việc quản trị

/
/
Cơn lốc quản trị, sách của Giáo sư Phan Văn Trường về ba trụ cột văn hóa doanh nghiệp

Ngày 10/9, GS Phan Văn Trường có buổi trò chuyện tại Nhà văn hóa Thanh Niên nhân dịp ra mắt cuốn sách Cơn lốc quản trị (NXB Trẻ).

GS Phan Văn Trường ra mắt độc giả Công dân toàn cầu – Công dân vũ trụ và bộ sách “Kết tinh một đời” gồm ba cuốn Một đời thương thuyết, Một đời quản trị, Một đời tìm đường. Cả bốn cuốn sách đều được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Cuốn sách vừa ra mắt Cơn lốc quản trị hứa hẹn cũng mang đến cho độc giả nhiều điều bổ ích.

GS Phan Văn Trường là cố vấn thường trực của Chính phủ Cộng hòa Pháp về thương mại quốc tế từ thập niên 1990. Ông hai lần được Tổng thống Pháp phong Hiệp sĩ, được Chủ tịch nước tặng Huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục” năm 2010. GS Phan Văn Trường giữ vị trí quản lý và quản trị của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới.

Cơn lốc quản trị, sách của Giáo sư Phan Văn Trường về ba trụ cột văn hóa doanh nghiệp

Trong buổi giao lưu cùng độc giả, GS Phan Văn Trường mang đến cho mọi người sự thú vị lẫn ngạc nhiên khi chia chia sẻ rằng: “Tốc độ phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào sự hồn nhiên của nhân viên”.

 

Sự hồn nhiên mang lại tinh thần thực. Người hồn nhiên lúc nào cũng nói sự thật. Không thể vừa hồn nhiên vừa nói dối. Họ sẵn sàng chia sẻ ý tưởng mới, óc sáng tạo, cùng thúc đẩy sự phát triển của công ty.

 

GS cũng khẳng định, ở mỗi tập thể lớn mạnh, cần phải có sự phản biện. “Một doanh nghiệp mà không có tinh thần phản biện là không có giá trị gia tăng” – ông nói.

 

Ở “Cơn lốc quản trị” ông đưa ra ba loại hình văn hóa mà theo ông “là kết quả hun đúc và tự rút tỉa từ những trải nghiệm thực trong nhiều thập kỷ”.

Ba loại hình văn hóa đó là: Văn hóa lãnh đạo: Mọi việc đều căn cứ theo “lợi ích tối đa của doanh nghiệp”; Văn hóa làm việc: Truyền thông toàn diện (hay còn gọi là văn hóa báo cáo kịp thời); Văn hóa tự thân cho mỗi nhân viên: Ôn hòa và chuyên nghiệp.

 

Văn hóa doanh nghiệp là khâu quan trọng nhất trong việc quản trị. “Hễ không tạo đươc văn hóa thì sớm hay muộn, doanh nghiệp to hay nhỏ đều không thể tránh được nhiều vấn đề nan giải và mất thăng bằng” – GS Phan Văn Trường khẳng định.